Hệ shoring kingpost là gì? Ưu điểm và quy trình lắp đặt

Nhờ những tiến bộ mới về phương pháp lắp đặt và vật liệu, hệ shoring kingpost được ứng dụng rộng rãi trong thi công phần hầm móng của các tòa nhà lớn có độ phức tạp cao. Tuy nhiên với những ai mới tìm hiểu về shoring kingpost chắc hẳn còn xa lạ với thuật ngữ này và chưa hiểu hết vai trò của nó trong ứng dụng xây dựng công trình. Bài viết này, Nam Trung Cons sẽ cũng cấp tới bạn đọc đầy đủ các thông tin liên quan tới hệ thống shoring kingpost, cùng tìm hiểu ngay.

Hệ shoring Kingpost
Hệ shoring Kingpost

Hệ shoring kingpost là gì?

Hệ shoring kingpost là hệ giằng chống đỡ được sử dụng để gia cố phần đào dưới mặt đất trong các dự án xây dựng hoặc gia cố tạm thời cho các công trình trên mặt đất đang trong quá trình thi công. 

Hệ giằng này được ứng dụng phổ biến trong hai trường hợp sau:

  • Xây dựng nhà cao tầng: Hệ shoring kingpost thường được sử dụng trong xây dựng các tòa nhà cao tầng, nhằm hỗ trợ cho các bức tường bên trong khi các kết cấu chịu lực khác được dỡ bỏ hoặc thay thế. Tòa nhà càng cao, yêu cầu hệ thống shoring kingpost càng chuyên sâu, đặc biệt nếu một phần lớn của tòa nhà yêu cầu gia cố. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống shoring kingpost đảm bảo tòa nhà ổn định về cấu trúc trong suốt quá trình xây dựng.
  • Đào hầm, móng: Việc đào hầm, móng không an toàn và nguy hiểm khi đào sâu. Do đó, lắp đặt hệ shoring kingpost giúp đảm bảo các bức tường bên vẫn còn nguyên vẹn, nhờ đó ngăn chặn việc sạt lở, lún sụt và các trường hợp nguy hiểm khác.

Thông thường, hệ shoring kingpost được chế tạo từ thép tổ hợp. Trong một số trường hợp sẽ cần sử dụng thép hình (H đúc) tùy vào mức độ của công trình tính toán. Sau khi kết thúc quá trình thi công tầng hầm, người ta sẽ tính đến vấn đề tháo dỡ hệ giằng này.

Hình ảnh hệ shoring kingpost
Hình ảnh hệ shoring kingpost

Ưu điểm của hệ thống shoring kingpost

Ngoài chức năng giúp cho công trình xây dựng được kiên cố, hệ shoring kingpost còn có một số ưu điểm nổi bật sau:

  • Quy trình thi công lắp đặt và tháo dỡ nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.
  • Chất liệu của hệ được làm từ thép cao cấp nên ứng dụng được cho nhiều dạng công trình.
  • Tiết kiệm nhiều chi phí và tái sử dụng. 
  • Hệ shoring kingpost có tính linh động, hiệu quả cao.
  • Nâng ca mức độ an toàn cho nhân công xây dựng trong quá trình thi công công trình.

Cấu tạo của hệ shoring kingpost

Hệ shoring kingpost phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu kỹ thuật của từng công trình cụ thể. Vì vậy cấu tạo của shoring kingpost cho mỗi công trình cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản hệ shoring kingpost bao gồm các thành phần sau: tường vây ( cọc cừ larsen, cọc barret,…), mũi kingpost, thanh giằng, dầm biên, thanh xiên, kích. Cụ thể như sau:

Tường vây larsen

Cọc cừ larsen hay có tên gọi khác là cừ thép, cọc bản, cừ ván thép, được thiết kế có hình dạng như chữ U, V, W. Cừ larsen có chất liệu thép đặc, trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nền móng. Áp dụng rộng rãi trong xây dựng bờ kè, cầu đường, công trình hạ tầng, bến tàu tường chắn, dự án gia cố chống động đất, lũ lụt,…

Đặc biệt, với thiết kế có các khớp nối với nhau tạo thành một mối vô cùng vững chắc nên cọc cừ larsen cũng được ứng dụng nhiều cho việc chắn nước, chắn đất trong công tác xử lý nền móng.

Cọc cừ larsen dễ dàng gia tăng chiều dài bằng bulong hay mối hàn và khả năng thu hồi, tái sử dụng nhiều lần trong sử dụng.

Cọc kingpost

Cọc của hệ shoring kingpost thường được gia công chế tạo bằng thép Q345B. Từ tấm thép Q345, chúng ta có thể pha cắt theo kích thước của kingpost, vát mép, hàn nối, nắn thẳng,… rồi tổ hợp thành cọc kingpost.

Kingpost thường được tổ hợp bằng phương pháp hàn hồ quang tự động hoặc bán tự động bảo vệ bằng khí CO2. Sau khi tổ hợp xong, tùy vào các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong bản vẽ mà nhà thầu thi công trình duyệt, kingpost được nắn thẳng bằng phương pháp gia nhiệt hoặc sử dụng công nghệ máy nắn dầm. Khi quá trình thi công tầng hầm kết thúc, kingpost sẽ được thu hồi và tái sử dụng.

Dầm biên, thanh giằng, thanh xiên

Dầm biên được cấu tạo bằng chất liệu thép tổ hợp hoặc thép đúc (hình H). Dầm biên có tác dụng trợ lực, liên kết với cừ larsen tạo thành một bức tường chống đỡ cho phần thi công bên trong tầng hầm của công trình.

Cấu tạo hệ shoring kingpost
Cấu tạo hệ shoring kingpost

Quy trình thi công lắp đặt và tháo dỡ hệ thống shoring kingpost

Quy trình thi công lắp đặt hệ shoring kingpost bao gồm các công đoạn sau:

– Định vị độ cao, lắp đặt con ke, cột chống.

– Lắp đặt lớp trên và lớp dưới của dầm biên.

– Lắp đặt dầm ngang, chống xiên, kích.

– Lắp đặt giằng chéo các góc.

– Lắp đặt dầm chéo cho các góc trong.

– Đổ bê tông chèn dầm biên.

– Gia tải cho kích:

  • Gia tải lần 1: 0 đến 20 tấn
  • Gia tải lần 2: 50% áp lực thiết kế
  • Gia tải lần 3: 100% áp lực thiết kế

Quy trình tháo dỡ hệ khung chống shoring kingposst bao gồm các công đoạn sau:

  • Kiểm tra biến dạng tường.
  • Dỡ bỏ chướng ngại vật.
  • Tháo bảo vệ kích và bulong.
  • Hạ áp lực kích.
  • Tháo phụ kiện.
  • Tháo giằng chéo, chống, xiên.
  • Tháo ke chống.
  • Cắt bỏ cọc chống.
Thi công hệ shoring kingpost
Thi công hệ shoring kingpost

Ứng dụng của hệ shoring kingpost

Lắp đặt hệ shoring kingpost đảm bảo cho công trình vững chắc hơn, hạn chế tình trạng sụp đổ, nhờ đó mà đảm bảo tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí xây dựng. Vậy nên, hệ thống shoring kingpost ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công trình xây dựng. Một số ứng dụng của hệ shoring kingpost có thể kể đến như:

  • Thi công móng, phần hầm của các toà nhà cao tầng như: tòa nhà văn phòng, toà nhà chung cư, trung tâm thương mại,…
  • Thi công hệ khung đỡ tạm cho các dự án hầm chui, cầu đường bộ, hầm chui,…
  • Thi công bể chứa ngầm.
  • Thi công các công trình dân dụng có tầng hầm hoặc những công trình xây dựng ở những nơi có nền đất yếu.
Ứng dụng hệ shoring kingpost
Ứng dụng hệ shoring kingpost

Lưu ý khi lắp đặt hệ shoring kingpost

Hệ shoring kingpost là một biện pháp thi công tường chắn cho tầng hầm rất hiệu quả và hữu ích. Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của hệ thống này, trong quá trình thi công cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chỉ tiến hành lắp đặt khi hố đào có chiều sâu nhỏ hơn 7m.
  • Cần đảm bảo làm khít điểm tiếp nối giữa hai tấm cừ larsen để hạn chế nước ngầm chảy ra.
  • Khi thi công nhổ cừ larsen, cần có biện pháp khắc phục đất dính vào tường cừ đối với địa hình đất dính.
  • Việc lắp đặt hệ thống phải luôn được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia có kinh nghiệm. Điều này nhằm đảm bảo tất cả các hệ thống shoring kingpost được lắp đặt và bảo trì một cách chính xác theo tiêu chuẩn cao nhất. 

Hệ thống shoring kingpost có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực thi các công trình xây dựng. Đặc biệt là các công trình nhà cao tầng và hệ thống tầng hầm. Nó không chỉ đảm bảo sự kiên cố cho công trình trong quá trình xây dựng mà đảm bảo an toàn cho nhân công trong suốt quá trình thi công. Do đó, khi lắp đặt hệ thống shoring kingpost cho công trình xây dựng cần phải tuân theo đúng quy trình và tiêu chuẩn đã đề ra.

Trên đây là những chia sẻ của Nam Trung Cons về hệ shoring kingpost. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của hệ thống này trong ứng dụng xây dựng công trình.

By | 2023-05-10T14:01:35+07:00 December 26th, 2022|Tin Tức, Vật Liệu Xây Dựng|

Leave A Comment

Lấy Báo Giá