Kết cấu bao che nhà xưởng, nhà công nghiệp có tác dụng bảo vệ các thiết bị máy móc, con người bên trong nhà công nghiệp khỏi tác động của môi trường. Tùy thuộc vào công trình đặc trưng của việc sản xuất sẽ có từng cách thiết kế kiến trúc, kết cấu và bao che khác nhau, để thích hợp với môi trường xung quanh. Cùng tìm hiểu chi tiết về kết cấu bao che nhà xưởng trong bài viết này.
Mục lục
Kết cấu bao che nhà xưởng theo phương đứng
Kết cấu bao che nhà công nghiệp theo phương đứng bao gồm các loại sau:
Tường gạch
Cấu tạo tường gạch trong kết cấu bao che nhà xưởng, nhà công nghiệp có thể là tường chịu lực hoặc tường không chịu lực.
Trong nhà khung tường gạch gắn liền với cột bê tông hay cột thép bằng cốt thép chừa sẵn trong cột. Khi xây tường người ta để các thép đó vào giữa các khe tường và tiếp tục xây.
Bên trên các lỗ cửa phải đặt lanh tô bằng bê tông cốt thép để tiếp tục xây tường (cũng có thể đúc liền lanh tô với ô văng). Lanh tô có thể tựa trực tiếp lên tường hay đôi khi tựa lên vai của cột.
Tường có thể xây thẳng lên cao quá mái (trường hợp này, thoát nước được giải quyết bằng hệ thống mái trong). Hoặc cũng có thể kết hợp với mái đua và thoát nước được giải quyết bằng hệ thống máng bên ngoài.
Ngoài gạch nung phổ biến, loại gạch không nung như gạch block, gạch bê tông nén cũng đang được áp dụng rộng rãi.
Tường bằng bê tông cốt thép
Đối với các loại kho chứa nguyên liệu rời, nguyên liệu hạt thì phải kể đến áp lực ngang mà cốt liệu tạo ra. Các loại tường bao che nhà xưởng khác như tường gạch hay vách tôn sẽ không thể chống đỡ lại áp lực này.

Sử dụng tường bằng bê tông cốt thép có ưu điểm lắp là khả năng chịu lực cao, khả năng cách nhiệt, chống ẩm và chống cháy tốt.
Vách tôn trong kết cấu bao che nhà xưởng
Vách tôn là phương pháp bao che phổ biến nhất hiện nay, nó được sử dụng cho hầu hết các nhà xưởng. Với cấu tạo đơn giản, dễ thi công, đây là phương án hiệu quả với chi phí hợp lý.
Tôn là gì? có bao nhiêu loại tôn?
Tôn là một loại vật liệu xây dựng, thường được sử dụng để lợp mái nhà, làm vách nhà hay vách ngăn giúp bảo vệ công trình và nhà ở khỏi những yếu tố tác dộng từ môi trường bên ngoài như mưa gió, nắng,…
Tôn được phân ra làm nhiều loại như tôn lạnh, tôn kẽm, tôn cách nhiệt, tôn lợp giả ngói, tôn cán sóng,…

Ưu điểm của vách tôn trong bao che nhà công nghiệp
Nói đến vách nhà xưởng, có lẽ vách tôn là thông dụng nhất vì những ưu điếm vượt trội sau:
- Rẻ – có thế rẻ nhất trong các loại vách.
- Thi công nhanh.
- Độ bền tuy không bằng tường xây nhưng cũng trên 15 năm, việc thay mới cũng dễ dàng.
- Dễ lấy sáng khi kết hợp với tôn sáng.
- Dễ dàng thông gió khi kết hợp với lam.
- Dễ bảo trì nhà kết cấu thép, sửa chữa, thay mới.
- Dễ dàng kết hợp với các loại vật liệu cách nhiệt như PU, Polynum,… khi cần thiết.
Nhược điểm vách tôn
Khuyết điểm duy nhất của vách tôn là chống ăn mòn không tốt, do đó trong môi trường sản xuất có nhiều hơi nước, hóa chắt ăn mòn thì tôn không phải là lựa chọn tốt.
Cấu tạo vách tôn
Cấu tạo vách tôn đơn giản, bao gồm hệ xà gồ đặt vuông góc với phương của tấm tôn và tôn được phủ lên hệ xà gồ bằng các loại vít. Tấm tôn có thể lợp đứng hoặc ngang tùy vào loại tôn.
Tùy vào loại tôn mà vách bao che nhà xưởng có nhiều loại. Tuy nhiên hiện nay có các loại sau thường được sử dụng:
- Tôn 9 sóng hoặc 5 sóng mạ màu: Thi công đơn giản, giá thành thấp vào nhẹ.
- Tôn PU: Thi công đơn giản, cách nhiệt tốt
- Panel EPS: Đây là loại tôn hai lớp có lớp xốp cách nhiệt. Loại tôn này thường được sử dụng cho các công trình đòi hỏi yêu cầu chống cháy và yêu cầu cách nhiệt. Loại tôn này có thể sử dụng hình thức lợp ngang.

- Các loại hình bao che nhà công nghiệp khác: Đối với các công trình xây dựng nhà xưởng kết hợp nhà trưng bày hoặc yêu cầu về tạo hình thì ngoài các loại hình bao che đã nêu, chúng ta còn có các loại vật liệu khác như nhôm kính, tấm alu,…
Kết cấu bao che nhà công nghiệp theo phương ngang – mái
Mái là bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhà xưởng, ảnh hưởng đến độ bền vững, hình thành đặc điểm không gian bên trong và bộ mặt bên ngoài của công trình.
Thiết kế mái tùy thuộc điều kiện thời tiết, khí hậu, công năng của công trình, nguồn kinh phí,…
Mái nhà cần có độ bền vững cao, biến dạng nhỏ, chịu được các tác động của môi trường, thiên nhiên, thoát nước nhanh, chống thấm tốt. Dưới đây sẽ là một số cách phân loại mái nhà công nghiệp.
Đa số người tiêu dùng hiện nay là chọn sử dụng chất liệu tôn để lợp cho ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên, cũng sẽ có các mặt ưu điểm và mặt nhược điểm chú không thể nào là hoàn hảo, chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:
Ưu điểm khi sử dụng tôn
- Tôn được làm bằng chất liệu thép không gỉ, nhôm, đồng, và các hợp kim loại khác nhau cho nên sử dụng tôn đản bảo được độ bền và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
- Các loại tôn thì rất đa dạng về mẫu mã hình dạng và kích thước tạo nên mái nhà có tính thẩm mỹ cao.
- Trọng lượng của tôn nhẹ, dễ dàng vận chuyển rất phù hợp cho việc xây dựng và vận chuyển các công trình xây dựng có quy mô từ nhỏ đến lớn.
- Tuổi thọ đạt từ 20 đến 40 năm. Quá trình thi công, lắp đặt mái tôn đơn giản, không quá phức tạp.
- Khả năng chống nóng, chống nhiệt cao, giúp cho ngôi nhà trở nên mát mẻ.
- Sử dụng tôn sẽ đảm bảo được việc tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của tôn
Bên cạnh những ưu điểm thì mái tôn có các mặt trái sau:
- Có một số loại tôn không chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết nên gay có hiện tượng bị gỉ sét.
- Có thể bị ảnh hưởng đến sóng vô tuyến hay điện thoại.
- Mái tôn đa dạng về mẫu mã và màu sắc nhưng vẫn không sang trọng bằng mái ngói thật.
- Khi xảy ra bão lớn thì mái tôn có thể bị tốc mái do trọng lượng quá nhẹ.
- Một số loại tôn như tôn cán sóng thì có giá thành cao hơn.
Các loại tôn mái dùng trong bao che nhà xưởng
Tôn mạ màu
Tôn mạ màu hay còn được gọi là tôn bọc thép hoặc thép mạ màu, tôn lạnh mạ màu…. Đây là loại tôn được làm từ thép mạ kẽm. Sau quá trình tẩy rửa sẽ được phủ một lớp phụ gia giúp làm tăng độ bám dính. Sau đó được phủ một lớp sơn bên ngoài để bảo vệ. Lớp sơn giúp cho tôn tăng khả năng chống chịu với môi trường và tạo tính thẩm mỹ cao.


Ngoài hai loại tôn 5 sóng và tôn 9 sóng thường thấy. Để phù hợp với yêu cầu thoát nước mái, chúng ta còn có các loại tôn sóng lớn, được cán tại công trình như: tôn seamlock và tôn kliplock cũng được dùng rộng rãi trong bao che nhà xưởng.


Tôn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên tôn màu mạ kẽm có độ bền cao. Khả năng chống chịu ăn mòn, rỉ sét lớn. Với nhiều kiểu dáng và mẫu mã đẹp thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau, thích hợp dùng trong bao che nhà công nghiệp.
Tôn PU
Tôn PU cách nhiệt có tác dụng ngăn cản nhiệt lượng từ mặt trời vào bên trong các công trình hay các ngôi nhà
Tôn PU cách nhiệt được cấu tạo bởi 3 lớp : Lớp tôn bề mặt + Lớp PU + Lớp PP/PVC.
Lớp tôn bề mặt
- Là lớp tôn bên trên ngoài cùng. Tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, nắng gió,… và chịu tác động trực tiếp của môi trường. Nên lớp tôn này phải là loại tôn tốt.
- Được sản xuất với nhiều độ dày khác nhau từ 0.30mm đến 0.70mm. Với dạng 5 sóng vuông 30mm chống tràn nước. Giúp cho việc thoát nước nhanh chóng, không thấm nước khi gặp thời tiết những ngày mưa.
- Có nhiệm vụ chống chịu và bảo vệ các 2 lớp bên trong. Do đó, lớp tôn này có khả năng chống rỉ sét và oxy cực tốt.
Lớp PU
- Lớp PU (Polyurethane) mật độ cao tạo sợi bền vững giúp tăng cường hiệu quả cách âm, cách nhiệt so với các sàn phẩm cùng loại khác Là lớp Polyurethane. Đây là bộ phận có tác dụng chính trong việc cách âm, cách nhiệt của dạng tôn PU 5 sóng.
- Pu là 1 hợp chất cao phân tử được hình thành từ các polyol, isocyanate, chất xúc tác, chất tạo bọt,… được khuấy, phối trộn bằng máy phun cao áp chuyên dụng để tạo nên xốp Pu siêu nhẹ.
- Lớp Pu với đặc tính cách âm cách nhiệt cực tốt, thân thiện với môi trường nên được ứng dụng sản xuất tôn cách nhiệt PU.
- Lớp xốp PU này có độ dày sóng âm từ 18mm đến 20mm. Sóng dương có độ dày từ 36mm đến 46mm. Ngoài ra, lớp Pu có tỷ trọng nhẹ, chỉ 32,75 kg/m3.
Lớp giấy bạc/pp
- Lớp giấy bạc/pp có tác dụng tạo tính thẩm mỹ cao cho bề mặt. Lớp giấy bạc hoặc giấy trắng pp thường có độ dày từ 0.06mm đến 0.08 mm. Đặc biệt lớp giấy bạc dù rất mỏng nhưng có thêm tác dụng chống bức xạ nhiệt, chống thẩm thấu nhiệt từ trên xuống. Góp phần không nhỏ trong việc chống nóng hiệu quả cho các công trình.
Tôn panel EPS trong bao che nhà công nghiệp
Tôn cách nhiệt EPS là một trong những vật liệu lợp mái được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Bởi cấu trúc nhẹ nhàng nhưng vô cùng chắc chắc. Và cũng hàng loạt những ưu điểm nổi bật khác. Điển hình như cách âm, cách nhiệt, chống nóng tốt. Khả năng chống thấm nước, không bám bụi hoàn hỏa. Nó rất dễ lau chùi, thi công nhanh.
Cấu tạo của tôn cách nhiệt EPS gồm 3 lớp: Tôn bên ngoài+ EPS + Tôn bên trong
Các sản phẩm tôn cách nhiệt nói chung và sản phẩm này nói riêng thường có cấu tạo nhiều lớp, mỗi lớp lại được từ các vật liệu khác nhau, cấu tạo từ lớp ở sản phẩm này như sau:
Lớp tôn nền bền ngoài của tôn panel EPS
Là lớp tôn nền, được sử dụng các loại tôn nền có thương hiệu, sản xuất trên dây chuyền hiện đại, chống gỉ, chịu va đập, chịu lực nén lực kéo tốt. Được cán 5 sóng hoặc 3 sóng. Tôn cách nhiệt này có chiều cao sóng lớn để chống tràn nước.
Lớp xốp EPS ở giữa của tôn panel EPS
Lớp này là lớp thứ hai của sản phẩm cũng là lớp cốt lõi của sản phẩm. Xốp EPS được cấu thành từ hạt nhựa khép kín chứa nguyên tử cacbon và hydro. Chính vì thế nên có trọng lượng nhẹ hơn 1/2 đến 1/3 các vật liệu khác cùng kích thước. Nhờ khả năng không dẫn nhiệt nên xốp EPS giúp cho sản phẩm cách nhiệt, chống nóng hiệu quả.
Lớp tôn bên trong của tôn panel EPS
Đây là lớp tôn nền tương đương giống lớp trên cùng hoặc đặt theo tiêu chuẩn khác nhau, được cán gân nhỏ để tăng tính chịu lực.


Đơn vị xây dựng nhà xưởng hàng đầu tại việt nam
Nam Trung được thành lập vào tháng 04 năm 2008, là doanh nghiệp cổ phần do các cổ đông có năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng lập lên. Trong quá trình phát triển, NamTrung không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công cũng như cơ sở vật chất, máy móc phục vụ sản xuất.
Liên hệ với Công Ty Nam Trung
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế & Xây Dựng Nam Trung
- Địa chỉ: 119 Lê Lợi, Phường Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Hotline: 0908 42 42 72
- Số điện thoại bàn: (0254) 392 3988 / 392 3989
- Phòng vật tư: 0908 573 272
- E-mail: info@namtrungcons.com
Leave A Comment