Cấu tạo tường gạch, yêu cầu kỹ thuật thi công

Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay đều cần đến tường gạch. Thậm chí một số nhà thép tiền chế hiện nay cũng có 1/3 phần công trình được thi công tường gạch. Để thi công tường gạch đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn về độ  bền, tính thẩm mỹ sẽ cần hiểu về các tiêu chuẩn cấu tạo tường gạch. Mặc dù các công trình hiện nay đều có người giám sát thi công nhưng biết thêm về các tiêu chuẩn cần thiết nhất sẽ giúp bạn kiểm soát và theo dõi việc thi công dễ dàng hơn.

Chức năng của tường gạch

Tường gạch có vai trò làm giới hạn phân cách giữa bên trong và bên ngoài. Xây tường gạch cũng được dùng để làm tường rào phân cách bên trong khuôn viên và giới hạn về phần đất của cá nhân, doanh nghiệp. Ngoài ra, cấu tạo tường gạch còn được dùng để tạo ranh giới giữa các phòng trong cùng một không gian dự án. Giữa các phòng ngủ, phòng khách và các công năng khác của nhà ở cũng được ngăn cách bởi tường gạch.

Ngoài những công năng về mặt trực giác, chia khoảng cách giữa các không gian, định hình địa phận của các lô đất thì tường gạch đóng vai trò rất quan trọng trong kết cấu của công trình. Đây là một trong những bộ phận giúp tổng thể dự án có khả năng chịu lực tốt hơn.

Nếu cấu tạo tường gạch được xây dựng tinh xảo còn mang đến tính nghệ thuật cao. Tường gạch còn có thể tô, sơn tạo nên các không gian đạt tính nghệ thuật. Nếu xây tường gạch đúng kỹ thuật còn mang đến khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.

Ứng dụng tường gạch trong xây dựng
Ứng dụng tường gạch trong xây dựng

Đặc điểm viên gạch và cấu tạo, tiêu chuẩn cấu tạo tường gạch

Trên thực tế, gạch được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, trong ngành xây dựng sẽ có những tiêu chuẩn cho các viên gạch. Cụ thể:

Đặc điểm viên gạch

Hiện nay, gạch được chia làm nhiều loại như gạch thông tâm, gạch đặc thủ công hoặc gạch chỉ máy đặc, gạch làm từ xỉ than hay các loại gạch 4 lỗ và 6 lỗ đất nung. Tiêu chuẩn gạch của Việt Nam được quy định như sau:

  • Kích thước của một viên gạch tiêu chuẩn: 220 x 105 x 55mm.
  • Trọng lượng của mỗi viên gạch: 2,5 – 3 kg/viên.
  • Thông số kỹ thuật về cường độ chịu lực ép (Mac): R = 75 – 200 kg/cm2.
  • Thông số kỹ thuật của cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: R = 35 – 75 kg/cm2.

Chiều dài của gạch thường bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch. Giữa khoảng cách giữa 2 viên gạch là mạch vữa dày 10mm. Xây dựng theo tiêu chuẩn này thì viên gạch gù xoay ngang hay xoay học cũng sẽ đều ăn khớp với nhau.

Thi công xây dựng tường gạch
Thi công xây dựng tường gạch

Cấu tạo tường gạch, tiêu chuẩn xây tường gạch nhà ở

Tiêu chuẩn cấu tạo tường gạch nhà ở sẽ đạt các thông số như sau:

  • Tường đơn hay còn gọi là tường một gạch, tường con kiến, tường 10: Loại tường này sẽ yêu cầu độ dày 105mm. Trong quá trình thi công sẽ cộng thêm lớp vữa trát 2 bên là 130 – 140mm.
  • Tường 2 gạch hay còn gọi là tường 22 hoặc tường đôi. Yêu cầu về độ dày của tường 2 gạch khoảng 220mm. Cộng với lớp vữa trát là 25cm.
  • Tường 3 gạch thường sử dụng cho tường xây nhà cao hơn 3 tầng hoặc tường xây móng. Loại tường này sẽ có độ dày tầm 335mm, nếu tính cả vữa trát sẽ có độ dày khoảng 37cm.
  • Tường 4 gạch sẽ có 4 lớp gạch, độ dày 45mm. Nếu tính cả vữa sẽ có độ dày khoảng  48cm.

Trong quá trình thi công thì chiều cao của tường phải đảm bảo độ cứng. Khi kiểm tra đảm bảo được độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng để tránh các trường hợp nứt, đổ vỡ và chịu tải trọng kém.

  • 1m2 gạch cho tường 10 sẽ cần khoảng 55 viên – 70 viên gạch tùy vào từng loại gạch. Mức độ cát sẽ cần khoảng 0,02-0,05 m3 và 5kg.
  • Nếu là tương 20 sẽ cần 110 – 170 viên tùy loại gạch, 0,04-0,08m3 và 10kg.

Những thông số kỹ thuật này chưa bao gồm phần cát và xi măng cho trát tường. Từ những con số này bạn có thể thêm các thông số cho đường gạch 3 và tường gạch 4.

Tiêu chuẩn tường gạch nhà xưởng
Tiêu chuẩn tường gạch nhà xưởng

Phân loại theo khả năng chịu lực

Bao gồm:

  • Tường chịu lực: Loại tường này không chỉ chịu được tải trọng của chính chúng mà còn phải chịu được tải trọng của toàn bộ công trình. Chúng sẽ cần đảm bảo độ chắc chắn, cứng cáp để vượt qua mọi tác động từ ngoại lực, thiên tai. Thường các loại tường này sẽ dày từ 220mm đến 330mm hoặc thậm chí có thể dày lên đến 450mm.
  • Tường tự mang là loại tường đặc thù chỉ chịu tải trọng của chính bản thân chúng. Tường chỉ có nhiệm vụ làm vách ngăn, tác dụng thẩm mỹ mà không liên quan đến kết cấu của công trình. Trong quá trình xây thêm loại tường này hoặc phá bỏ chúng sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu chung của ngôi nhà.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn về thi công tường gạch, cần chú trọng đến các kỹ thuật như:

  • Xây gạch tường phải thẳng hàng để chịu sức nén, áp lực của tải trọng tốt.
  • Không xây trùng mạch vữa, phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài của viên gạch. Kỹ thuật này phải để ý ở cả phương ngang và phương dọc.
  • Không xây các viên gạch vỡ theo các hình khối như hình thang hoặc hình tam giác. Phải xây gạch ở hình khối là hình vuông hoặc hình chữ nhật.
  • Cấu tạo tường gạch phải được xây sau khi đã cố định khung bê tông cốt thép đạt tiêu chuẩn.

Kỹ thuật xây dựng tường gạch

Xây tường gạch đúng kỹ thuật cần đảm bảo các yếu tố sau:

Chuẩn bị

  • Để xây dựng tường gạch đảm bảo kỹ thuật cần chú trọng đến một số kỹ thuật như sau:
  • Tìm kiếm thợ xây dựng và thi công tường gạch có kinh nghiệm nhiều năm, giỏi trong xây tường gạch.
  • Chuẩn bị các công cụ thi công, giải phóng mặt bằng và vệ sinh sạch sẽ không gian thi công để đạt tiêu chuẩn thi công chuyên nghiệp nhất.
  • Các vật liệu như xi măng phải chất lượng, cát phải sạch và vệ sinh tưới sạch, ướt bề mặt của gạch trước khi thi công.
  • Chuẩn bị thước và các loại thiết bị đo phương nang, phương dọc, thiết bị đo độ phẳng chính xác,…
Kỹ thuật xây dựng tường gạch
Kỹ thuật xây dựng tường gạch

Phương pháp trộn vữa

Với các công trình thi công lớn thường sẽ có máy trộn vữa. Công thức trộn vữa sẽ được tính toán để cho tỷ lệ cát, xi măng và nước theo khối lượng chính xác nhất. Phần này sẽ có ban quản lý thi công hoặc người giám sát kỹ thuật lên kế hoạch thực hiện.

Tiến hành thi công tường gạch đúng kỹ thuật

  • Trải một lớp vữa dày từ 15 – 20mm làm bề mặt sau đó đặt viên gạch đầu tiên lên bề mặt.
  • Tiếp tục thêm vữa để tạo mạch gạch và xây dựng các viên gạch tiếp theo.
  • Tường chính sẽ được xây trước, sau đó mới xây tường phụ. Quá trình xây xong để đảm bảo gạch không hút hết nước của vữa sẽ cần tiến hành tưới tường sau một thời gian thi công.
  • Ở các vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thay vì xây gạch thẳng sẽ cần tiến hành xây gạch xiên. Điều này sẽ tránh được các tình trạng nứt tường về sau. Ngoài ra, các vị trí tiếp cận giữa tường và mặt trên của đà cũng được xử lý thêm 1 lớp hồ dầu khoảng 1cm.

Trong quá trình xây xong tường hạn chế tác động lực mạnh lên tường. Như vậy mới đảm bảo đến khi tường khô sẽ tạo được mức độ chắc chắn tốt nhất. Ngoài ra, cần tìm các loại gạch chuẩn chất lượng mới có thể mang đến độ bền, chịu tải trọng tốt nhất cho tường.

Cấu tạo tường gạch rất quan trọng trong nhiều công trình hiện nay. Mặc dù đã có nhiều vật liệu mới thay thế cho tường gạch truyền thống nhưng về độ chắc chắn, khả năng cách âm và cách nhiệt thì tường gạch vẫn chiếm ưu thế cao. Nam Trung Cons rất hân hạnh được đồng hành cùng mọi công trình lớn nhỏ trên toàn quốc về mọi vấn đề kỹ thuật xây dựng!

By | 2023-05-08T16:09:42+07:00 January 2nd, 2023|Kiến Thức, Tin Tức|

Leave A Comment

Lấy Báo Giá